Thứ Hai, 22 tháng 9, 2008

AI CẬP KHÔNG XA ĐÂU

Ai Cập không xa đâu! Luật pháp và luật tôn giáo nghiêm minh đến khắc nghiệt đã tạo cho công dân ở đất nước của kim tự tháp ý thức tự giác chấp hành pháp luật triệt để. ảnh minh họa Cô bạn tôi gọi điện thoại từ TP.HCM ra thắc mắc: “Bộ anh định quảng cáo cho một tour du lịch lữ hành hả? Từ Đông Nam Á, bay ngang hết châu Á rồi sang tới châu Phi, sao lại nói không xa?”. Cô bạn tôi mới chỉ tính theo khoảng cách cây số nên khi tôi trả lời khái niệm về sự gần - đúng hơn là “gần gũi” thì cô chịu liền và hứa sẽ sớm đăng ký một chuyến đi Ai Cập ngay khi có công ty nào tổ chức. Nhắc tới Ai Cập, lẽ thông thường là người ta nghĩ ngay đến kim tự tháp Cheops, đến ngọn đèn biển Pharos đầu tiên của loài người ở cảng Alexandria... Điều đó là đúng nhưng chưa đủ. Ai Cập còn có một di tích lịch sử không thể nào quên: đó là Port Said - một hải cảng ở nơi kênh Suez nổi tiếng thông ra Địa Trung Hải, là nơi mà gần một thế kỷ trước đây Bác Hồ đã từng dừng chân khi đi tìm đường cứu nước. Chính xác thì đó là ngày 30-6-1911, khi Bác còn là người làm công mang tên Văn Ba trên chiếc tàu chở hàng Amiral Latouche Tréville, đã ghé Port Said. Dù “Hồ Chí Minh, biên niên tiểu sử” của Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ ghi đúng một dòng về sự kiện này nhưng như thế cũng đã là đủ để tạo khoảng cách gần gũi, “Ai Cập không xa đâu” là một sự thực. Bắt đầu từ El-Qahira Nền của cây đèn Pharos, cây đèn biển đầu tiên của loài người ở thành phố cảng Alexandria Bản thân tôi đã bốn, năm lần tới Port Said, có lần thì “tiền hô hậu ủng” với xe môtô cảnh sát dẫn đường và bảo vệ, cũng có lần thực sự là đi hành hương: tự đi ôtô, không cắm cờ, thả bộ đi lang thang trên đường phố, gặp gỡ chuyện trò với những người dân cảng biển... Thủ đô của Ai Cập là Cairo (theo tiếng Anh) hoặc Le Caire (theo tiếng Pháp) nhưng tất cả đều là phiên âm từ El-Qahira của tiếng Ả Rập, có nghĩa là “người chinh phục”. Nhiều tấm bản đồ thế giới của các nước đã bắt đầu sử dụng cái tên chính thức này, bởi lẽ đơn giản là 22 quốc gia trong Liên đoàn Ả Rập đều gọi như thế, đặc biệt là người Ai Cập không thích ai gọi tên thủ đô của mình theo “kiểu Pháp hoặc kiểu Anh”. Thủ đô nằm trên hai bờ của con sông Nil nổi tiếng, với diện tích hơn 250 km2. Cả nước Ai Cập có khoảng 64 triệu dân thì riêng thủ đô El-Qahira tập trung tới khoảng 12-15 triệu dân cư trú chính thức và hơn ba triệu dân vãng lai, từ nông thôn ra kiếm việc theo thời vụ hoặc cư trú “tự do” (như mấy anh cảnh sát khu vực nhà mình trước đây thường xếp loại KT3, KT4 gì đó). Chừng đó dân với khoảng bốn triệu xe ôtô các loại. Khi mới nghe kể, thường ít người tin, bởi “ôtô gì mà nhiều hơn cả xe máy và xe đạp ở nhà mình” nhưng khi vào đến phố, nhìn những dãy xe đậu hai bên đường - đậu qua đêm vì không đủ ga-ra thì mới hình dung được mật độ xe ôtô trên đường phố. Tầm nhìn qua chiếc cầu vượt Tuy xe nhiều như vậy nhưng nơi đây không hề có chuyện xe bị... mất đèn hay... bẻ gương. Luật pháp kèm theo luật của đạo Hồi rất nghiêm. Một viên cảnh sát nước này cho biết: Cảnh sát kinh tế khi bắt gặp một người đem bán một cái gương hay một bộ đèn của xe ôtô thì cả người đi bán lẫn người mua đều được mời về đồn để “giải trình” nguồn gốc và nếu có dấu hiệu phạm pháp thì cả hai đều bị bỏ tù! Đó là chưa kể quy định của Luật Sharia (luật của đạo Hồi) ghi rõ: phạm tội ăn cắp sẽ bị... chặt bàn tay phải, phạm tội ăn cướp sẽ bị chặt bàn chân phải! Đã có tám năm sống ở các quốc gia theo đạo Hồi nhưng tôi chưa gặp người dân nào bị chặt tay hay chặt chân như vậy, điều đó chứng tỏ ý thức của người chấp hành luật rất tự giác, cũng như luật pháp quy định rất nghiêm khắc và cụ thể, không nêu một cách chung chung! Tham quan kim tự tháp Chừng đó xe, chừng đó người nhưng thủ đô El-Qahira ít khi bị kẹt xe như... ở nhà mình. Cầu vượt cho xe cộ rất nhiều, không chỉ có một tầng mà là hai, ba tầng, chạy dài cả chục km, rất hài hòa và đẹp mắt. Nghe một giáo sư khoa kiến trúc của bạn giải thích, tôi mới “giác ngộ” thêm một ít kiến thức: cầu vượt mà cứ làm “thẳng băng” dài cả chục cây số sẽ rất đơn điệu và làm mất mỹ quan chung, nhất là cầu lại có hai, ba tầng và những đường rẽ không đồng mức. Những cây cầu đó có đoạn uốn lên uốn xuống, có đoạn lượn quanh, trông xa như những con rồng và bạn gọi đó là “kiến trúc mềm”. Kỹ thuật là một chuyện nhưng điều đáng khâm phục là tầm nhìn quy hoạch chung, không hề có chuyện “chắp vá”, xây dựng để “giải quyết tình thế” hoặc “quy hoạch treo” không mang tính khả thi! Việc cung cấp lương thực, thực phẩm cho thành phố 15 triệu dân chắc không thể coi là... chuyện đùa! Vậy mà chừng đó năm sống và công tác ở El-Qahira, tôi chưa lần nào thấy những “cơn sốt”: sốt đường, gạo và dù ở đâu, chỉ cần đi bộ khoảng 100 m là đã có thể mua rau xanh, trái cây thoải mái, sạch và ngon lành! Thỏa sức tham quan Điều rất đáng khâm phục và học tập ở Ai Cập là việc khai thác và kinh doanh du lịch. Doanh thu du lịch của bạn là gần bốn tỷ USD một năm, được xếp thứ hai trong bốn nguồn thu ngoại tệ quan trọng của đất nước (lao động đi xuất khẩu ở các nước gửi về, thu nhập du lịch, thu tiền thuế tàu bè qua lại trên kênh đào Suez, thu từ bán dầu mỏ). Tôi không kể chi tiết về những điểm du lịch đáng xem, bởi muốn để bạn đọc sẽ có dịp “trăm nghe không bằng một thấy”, mà chỉ xin nói một cách rất tóm tắt rằng chỉ riêng trong phạm vi thủ đô El-Qahira, ít ra cũng đủ chỗ tham quan trong vòng 10 ngày - mà là tham quan một cách lướt qua thôi đấy! Một tấm ảnh đứng trên nền cổ của cây đèn Pharos - cây đèn biển đầu tiên của loài người, ở thành phố cảng Alexandria cũng “đáng giá” lắm chứ! Đã có những du khách châu Âu sang du lịch Ai Cập tới sáu lần chỉ để đến kim tự tháp Cheops (mà Ai Cập tới nay đã phát hiện được gần 100 kim tự tháp khác nữa). Còn trong tổng số bảy kỳ quan của thế giới cổ đại thì trên lãnh thổ Ai Cập đã có tới hai. Chỉ ở Bảo tàng El-Qahira mới có những mummy (xác ướp cổ đại) và chiếc áo quan của một pharaon làm bằng 138 kg vàng nguyên chất. Rồi còn kênh đào Suez và những đường hầm cho xe ôtô “chui” ngang dưới con kênh, trong khi biết rằng trên đầu mình đang có những con tàu hàng chục vạn tấn hoặc đến thăm quê hương nàng Cleopatra - người phụ nữ được suy tôn là “đẹp nhất của mọi thời đại”... Tôi không định... làm quảng cáo cho một tour du lịch lữ hành - như lời trách của cô bạn nhưng tôi vẫn cho rằng cất công đi du lịch Ai Cập là một việc nên làm, bởi vừa du lịch, vừa đi hành hương về Port Said, vừa được tự mình khám phá một nền văn minh cổ đại của loài người, lại vừa thỏa nguyện được điều mong mỏi trong tâm linh: đến một nơi mà Bác Hồ đã từng đặt chân. Bởi thế, khi viết những dòng này, tôi đặt tên bài “Ai Cập không xa đâu !”... Gửi vào 06/02/08 00:12 bởi ha_noi_bus

MTV xin cám ơn tác giả bài viết này!

AI CẬP KHÔNG XA ĐÂU

Ai Cập không xa đâu! Luật pháp và luật tôn giáo nghiêm minh đến khắc nghiệt đã tạo cho công dân ở đất nước của kim tự tháp ý thức tự giác chấp hành pháp luật triệt để. ảnh minh họa Cô bạn tôi gọi điện thoại từ TP.HCM ra thắc mắc: “Bộ anh định quảng cáo cho một tour du lịch lữ hành hả? Từ Đông Nam Á, bay ngang hết châu Á rồi sang tới châu Phi, sao lại nói không xa?”. Cô bạn tôi mới chỉ tính theo khoảng cách cây số nên khi tôi trả lời khái niệm về sự gần - đúng hơn là “gần gũi” thì cô chịu liền và hứa sẽ sớm đăng ký một chuyến đi Ai Cập ngay khi có công ty nào tổ chức. Nhắc tới Ai Cập, lẽ thông thường là người ta nghĩ ngay đến kim tự tháp Cheops, đến ngọn đèn biển Pharos đầu tiên của loài người ở cảng Alexandria... Điều đó là đúng nhưng chưa đủ. Ai Cập còn có một di tích lịch sử không thể nào quên: đó là Port Said - một hải cảng ở nơi kênh Suez nổi tiếng thông ra Địa Trung Hải, là nơi mà gần một thế kỷ trước đây Bác Hồ đã từng dừng chân khi đi tìm đường cứu nước. Chính xác thì đó là ngày 30-6-1911, khi Bác còn là người làm công mang tên Văn Ba trên chiếc tàu chở hàng Amiral Latouche Tréville, đã ghé Port Said. Dù “Hồ Chí Minh, biên niên tiểu sử” của Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ ghi đúng một dòng về sự kiện này nhưng như thế cũng đã là đủ để tạo khoảng cách gần gũi, “Ai Cập không xa đâu” là một sự thực. Bắt đầu từ El-Qahira Nền của cây đèn Pharos, cây đèn biển đầu tiên của loài người ở thành phố cảng Alexandria Bản thân tôi đã bốn, năm lần tới Port Said, có lần thì “tiền hô hậu ủng” với xe môtô cảnh sát dẫn đường và bảo vệ, cũng có lần thực sự là đi hành hương: tự đi ôtô, không cắm cờ, thả bộ đi lang thang trên đường phố, gặp gỡ chuyện trò với những người dân cảng biển... Thủ đô của Ai Cập là Cairo (theo tiếng Anh) hoặc Le Caire (theo tiếng Pháp) nhưng tất cả đều là phiên âm từ El-Qahira của tiếng Ả Rập, có nghĩa là “người chinh phục”. Nhiều tấm bản đồ thế giới của các nước đã bắt đầu sử dụng cái tên chính thức này, bởi lẽ đơn giản là 22 quốc gia trong Liên đoàn Ả Rập đều gọi như thế, đặc biệt là người Ai Cập không thích ai gọi tên thủ đô của mình theo “kiểu Pháp hoặc kiểu Anh”. Thủ đô nằm trên hai bờ của con sông Nil nổi tiếng, với diện tích hơn 250 km2. Cả nước Ai Cập có khoảng 64 triệu dân thì riêng thủ đô El-Qahira tập trung tới khoảng 12-15 triệu dân cư trú chính thức và hơn ba triệu dân vãng lai, từ nông thôn ra kiếm việc theo thời vụ hoặc cư trú “tự do” (như mấy anh cảnh sát khu vực nhà mình trước đây thường xếp loại KT3, KT4 gì đó). Chừng đó dân với khoảng bốn triệu xe ôtô các loại. Khi mới nghe kể, thường ít người tin, bởi “ôtô gì mà nhiều hơn cả xe máy và xe đạp ở nhà mình” nhưng khi vào đến phố, nhìn những dãy xe đậu hai bên đường - đậu qua đêm vì không đủ ga-ra thì mới hình dung được mật độ xe ôtô trên đường phố. Tầm nhìn qua chiếc cầu vượt Tuy xe nhiều như vậy nhưng nơi đây không hề có chuyện xe bị... mất đèn hay... bẻ gương. Luật pháp kèm theo luật của đạo Hồi rất nghiêm. Một viên cảnh sát nước này cho biết: Cảnh sát kinh tế khi bắt gặp một người đem bán một cái gương hay một bộ đèn của xe ôtô thì cả người đi bán lẫn người mua đều được mời về đồn để “giải trình” nguồn gốc và nếu có dấu hiệu phạm pháp thì cả hai đều bị bỏ tù! Đó là chưa kể quy định của Luật Sharia (luật của đạo Hồi) ghi rõ: phạm tội ăn cắp sẽ bị... chặt bàn tay phải, phạm tội ăn cướp sẽ bị chặt bàn chân phải! Đã có tám năm sống ở các quốc gia theo đạo Hồi nhưng tôi chưa gặp người dân nào bị chặt tay hay chặt chân như vậy, điều đó chứng tỏ ý thức của người chấp hành luật rất tự giác, cũng như luật pháp quy định rất nghiêm khắc và cụ thể, không nêu một cách chung chung! Tham quan kim tự tháp Chừng đó xe, chừng đó người nhưng thủ đô El-Qahira ít khi bị kẹt xe như... ở nhà mình. Cầu vượt cho xe cộ rất nhiều, không chỉ có một tầng mà là hai, ba tầng, chạy dài cả chục km, rất hài hòa và đẹp mắt. Nghe một giáo sư khoa kiến trúc của bạn giải thích, tôi mới “giác ngộ” thêm một ít kiến thức: cầu vượt mà cứ làm “thẳng băng” dài cả chục cây số sẽ rất đơn điệu và làm mất mỹ quan chung, nhất là cầu lại có hai, ba tầng và những đường rẽ không đồng mức. Những cây cầu đó có đoạn uốn lên uốn xuống, có đoạn lượn quanh, trông xa như những con rồng và bạn gọi đó là “kiến trúc mềm”. Kỹ thuật là một chuyện nhưng điều đáng khâm phục là tầm nhìn quy hoạch chung, không hề có chuyện “chắp vá”, xây dựng để “giải quyết tình thế” hoặc “quy hoạch treo” không mang tính khả thi! Việc cung cấp lương thực, thực phẩm cho thành phố 15 triệu dân chắc không thể coi là... chuyện đùa! Vậy mà chừng đó năm sống và công tác ở El-Qahira, tôi chưa lần nào thấy những “cơn sốt”: sốt đường, gạo và dù ở đâu, chỉ cần đi bộ khoảng 100 m là đã có thể mua rau xanh, trái cây thoải mái, sạch và ngon lành! Thỏa sức tham quan Điều rất đáng khâm phục và học tập ở Ai Cập là việc khai thác và kinh doanh du lịch. Doanh thu du lịch của bạn là gần bốn tỷ USD một năm, được xếp thứ hai trong bốn nguồn thu ngoại tệ quan trọng của đất nước (lao động đi xuất khẩu ở các nước gửi về, thu nhập du lịch, thu tiền thuế tàu bè qua lại trên kênh đào Suez, thu từ bán dầu mỏ). Tôi không kể chi tiết về những điểm du lịch đáng xem, bởi muốn để bạn đọc sẽ có dịp “trăm nghe không bằng một thấy”, mà chỉ xin nói một cách rất tóm tắt rằng chỉ riêng trong phạm vi thủ đô El-Qahira, ít ra cũng đủ chỗ tham quan trong vòng 10 ngày - mà là tham quan một cách lướt qua thôi đấy! Một tấm ảnh đứng trên nền cổ của cây đèn Pharos - cây đèn biển đầu tiên của loài người, ở thành phố cảng Alexandria cũng “đáng giá” lắm chứ! Đã có những du khách châu Âu sang du lịch Ai Cập tới sáu lần chỉ để đến kim tự tháp Cheops (mà Ai Cập tới nay đã phát hiện được gần 100 kim tự tháp khác nữa). Còn trong tổng số bảy kỳ quan của thế giới cổ đại thì trên lãnh thổ Ai Cập đã có tới hai. Chỉ ở Bảo tàng El-Qahira mới có những mummy (xác ướp cổ đại) và chiếc áo quan của một pharaon làm bằng 138 kg vàng nguyên chất. Rồi còn kênh đào Suez và những đường hầm cho xe ôtô “chui” ngang dưới con kênh, trong khi biết rằng trên đầu mình đang có những con tàu hàng chục vạn tấn hoặc đến thăm quê hương nàng Cleopatra - người phụ nữ được suy tôn là “đẹp nhất của mọi thời đại”... Tôi không định... làm quảng cáo cho một tour du lịch lữ hành - như lời trách của cô bạn nhưng tôi vẫn cho rằng cất công đi du lịch Ai Cập là một việc nên làm, bởi vừa du lịch, vừa đi hành hương về Port Said, vừa được tự mình khám phá một nền văn minh cổ đại của loài người, lại vừa thỏa nguyện được điều mong mỏi trong tâm linh: đến một nơi mà Bác Hồ đã từng đặt chân. Bởi thế, khi viết những dòng này, tôi đặt tên bài “Ai Cập không xa đâu !”... Gửi vào 06/02/08 00:12 bởi ha_noi_bus

MTV xin cám ơn tác giả bài viết này!

AI CẬP KHÔNG XA ĐÂU

Ai Cập không xa đâu! Luật pháp và luật tôn giáo nghiêm minh đến khắc nghiệt đã tạo cho công dân ở đất nước của kim tự tháp ý thức tự giác chấp hành pháp luật triệt để. ảnh minh họa Cô bạn tôi gọi điện thoại từ TP.HCM ra thắc mắc: “Bộ anh định quảng cáo cho một tour du lịch lữ hành hả? Từ Đông Nam Á, bay ngang hết châu Á rồi sang tới châu Phi, sao lại nói không xa?”. Cô bạn tôi mới chỉ tính theo khoảng cách cây số nên khi tôi trả lời khái niệm về sự gần - đúng hơn là “gần gũi” thì cô chịu liền và hứa sẽ sớm đăng ký một chuyến đi Ai Cập ngay khi có công ty nào tổ chức. Nhắc tới Ai Cập, lẽ thông thường là người ta nghĩ ngay đến kim tự tháp Cheops, đến ngọn đèn biển Pharos đầu tiên của loài người ở cảng Alexandria... Điều đó là đúng nhưng chưa đủ. Ai Cập còn có một di tích lịch sử không thể nào quên: đó là Port Said - một hải cảng ở nơi kênh Suez nổi tiếng thông ra Địa Trung Hải, là nơi mà gần một thế kỷ trước đây Bác Hồ đã từng dừng chân khi đi tìm đường cứu nước. Chính xác thì đó là ngày 30-6-1911, khi Bác còn là người làm công mang tên Văn Ba trên chiếc tàu chở hàng Amiral Latouche Tréville, đã ghé Port Said. Dù “Hồ Chí Minh, biên niên tiểu sử” của Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ ghi đúng một dòng về sự kiện này nhưng như thế cũng đã là đủ để tạo khoảng cách gần gũi, “Ai Cập không xa đâu” là một sự thực. Bắt đầu từ El-Qahira Nền của cây đèn Pharos, cây đèn biển đầu tiên của loài người ở thành phố cảng Alexandria Bản thân tôi đã bốn, năm lần tới Port Said, có lần thì “tiền hô hậu ủng” với xe môtô cảnh sát dẫn đường và bảo vệ, cũng có lần thực sự là đi hành hương: tự đi ôtô, không cắm cờ, thả bộ đi lang thang trên đường phố, gặp gỡ chuyện trò với những người dân cảng biển... Thủ đô của Ai Cập là Cairo (theo tiếng Anh) hoặc Le Caire (theo tiếng Pháp) nhưng tất cả đều là phiên âm từ El-Qahira của tiếng Ả Rập, có nghĩa là “người chinh phục”. Nhiều tấm bản đồ thế giới của các nước đã bắt đầu sử dụng cái tên chính thức này, bởi lẽ đơn giản là 22 quốc gia trong Liên đoàn Ả Rập đều gọi như thế, đặc biệt là người Ai Cập không thích ai gọi tên thủ đô của mình theo “kiểu Pháp hoặc kiểu Anh”. Thủ đô nằm trên hai bờ của con sông Nil nổi tiếng, với diện tích hơn 250 km2. Cả nước Ai Cập có khoảng 64 triệu dân thì riêng thủ đô El-Qahira tập trung tới khoảng 12-15 triệu dân cư trú chính thức và hơn ba triệu dân vãng lai, từ nông thôn ra kiếm việc theo thời vụ hoặc cư trú “tự do” (như mấy anh cảnh sát khu vực nhà mình trước đây thường xếp loại KT3, KT4 gì đó). Chừng đó dân với khoảng bốn triệu xe ôtô các loại. Khi mới nghe kể, thường ít người tin, bởi “ôtô gì mà nhiều hơn cả xe máy và xe đạp ở nhà mình” nhưng khi vào đến phố, nhìn những dãy xe đậu hai bên đường - đậu qua đêm vì không đủ ga-ra thì mới hình dung được mật độ xe ôtô trên đường phố. Tầm nhìn qua chiếc cầu vượt Tuy xe nhiều như vậy nhưng nơi đây không hề có chuyện xe bị... mất đèn hay... bẻ gương. Luật pháp kèm theo luật của đạo Hồi rất nghiêm. Một viên cảnh sát nước này cho biết: Cảnh sát kinh tế khi bắt gặp một người đem bán một cái gương hay một bộ đèn của xe ôtô thì cả người đi bán lẫn người mua đều được mời về đồn để “giải trình” nguồn gốc và nếu có dấu hiệu phạm pháp thì cả hai đều bị bỏ tù! Đó là chưa kể quy định của Luật Sharia (luật của đạo Hồi) ghi rõ: phạm tội ăn cắp sẽ bị... chặt bàn tay phải, phạm tội ăn cướp sẽ bị chặt bàn chân phải! Đã có tám năm sống ở các quốc gia theo đạo Hồi nhưng tôi chưa gặp người dân nào bị chặt tay hay chặt chân như vậy, điều đó chứng tỏ ý thức của người chấp hành luật rất tự giác, cũng như luật pháp quy định rất nghiêm khắc và cụ thể, không nêu một cách chung chung! Tham quan kim tự tháp Chừng đó xe, chừng đó người nhưng thủ đô El-Qahira ít khi bị kẹt xe như... ở nhà mình. Cầu vượt cho xe cộ rất nhiều, không chỉ có một tầng mà là hai, ba tầng, chạy dài cả chục km, rất hài hòa và đẹp mắt. Nghe một giáo sư khoa kiến trúc của bạn giải thích, tôi mới “giác ngộ” thêm một ít kiến thức: cầu vượt mà cứ làm “thẳng băng” dài cả chục cây số sẽ rất đơn điệu và làm mất mỹ quan chung, nhất là cầu lại có hai, ba tầng và những đường rẽ không đồng mức. Những cây cầu đó có đoạn uốn lên uốn xuống, có đoạn lượn quanh, trông xa như những con rồng và bạn gọi đó là “kiến trúc mềm”. Kỹ thuật là một chuyện nhưng điều đáng khâm phục là tầm nhìn quy hoạch chung, không hề có chuyện “chắp vá”, xây dựng để “giải quyết tình thế” hoặc “quy hoạch treo” không mang tính khả thi! Việc cung cấp lương thực, thực phẩm cho thành phố 15 triệu dân chắc không thể coi là... chuyện đùa! Vậy mà chừng đó năm sống và công tác ở El-Qahira, tôi chưa lần nào thấy những “cơn sốt”: sốt đường, gạo và dù ở đâu, chỉ cần đi bộ khoảng 100 m là đã có thể mua rau xanh, trái cây thoải mái, sạch và ngon lành! Thỏa sức tham quan Điều rất đáng khâm phục và học tập ở Ai Cập là việc khai thác và kinh doanh du lịch. Doanh thu du lịch của bạn là gần bốn tỷ USD một năm, được xếp thứ hai trong bốn nguồn thu ngoại tệ quan trọng của đất nước (lao động đi xuất khẩu ở các nước gửi về, thu nhập du lịch, thu tiền thuế tàu bè qua lại trên kênh đào Suez, thu từ bán dầu mỏ). Tôi không kể chi tiết về những điểm du lịch đáng xem, bởi muốn để bạn đọc sẽ có dịp “trăm nghe không bằng một thấy”, mà chỉ xin nói một cách rất tóm tắt rằng chỉ riêng trong phạm vi thủ đô El-Qahira, ít ra cũng đủ chỗ tham quan trong vòng 10 ngày - mà là tham quan một cách lướt qua thôi đấy! Một tấm ảnh đứng trên nền cổ của cây đèn Pharos - cây đèn biển đầu tiên của loài người, ở thành phố cảng Alexandria cũng “đáng giá” lắm chứ! Đã có những du khách châu Âu sang du lịch Ai Cập tới sáu lần chỉ để đến kim tự tháp Cheops (mà Ai Cập tới nay đã phát hiện được gần 100 kim tự tháp khác nữa). Còn trong tổng số bảy kỳ quan của thế giới cổ đại thì trên lãnh thổ Ai Cập đã có tới hai. Chỉ ở Bảo tàng El-Qahira mới có những mummy (xác ướp cổ đại) và chiếc áo quan của một pharaon làm bằng 138 kg vàng nguyên chất. Rồi còn kênh đào Suez và những đường hầm cho xe ôtô “chui” ngang dưới con kênh, trong khi biết rằng trên đầu mình đang có những con tàu hàng chục vạn tấn hoặc đến thăm quê hương nàng Cleopatra - người phụ nữ được suy tôn là “đẹp nhất của mọi thời đại”... Tôi không định... làm quảng cáo cho một tour du lịch lữ hành - như lời trách của cô bạn nhưng tôi vẫn cho rằng cất công đi du lịch Ai Cập là một việc nên làm, bởi vừa du lịch, vừa đi hành hương về Port Said, vừa được tự mình khám phá một nền văn minh cổ đại của loài người, lại vừa thỏa nguyện được điều mong mỏi trong tâm linh: đến một nơi mà Bác Hồ đã từng đặt chân. Bởi thế, khi viết những dòng này, tôi đặt tên bài “Ai Cập không xa đâu !”... Gửi vào 06/02/08 00:12 bởi ha_noi_bus

MTV xin cám ơn tác giả bài viết này!