Thứ Bảy, 8 tháng 5, 2010

SO SÁNH CÓ "KHẬP KHIỄNG"?

Photobucket*

Mình không thích cái sự rùm beng ở Việt Nam. Mỗi khi có việc gì chẳng hạn như Lễ hội là loa ra rả từ sáng đến chiều, cổ động, băng rôn, sơn sửa, đào bới, xây mới và thứ gì cũng làm nửa vời, đánh trống, bỏ dùi, đầu voi, đuôi chuột, ông thích gà, bà thích vịt, sư nói sư phải, vãi nói vãi hay, nhiều người nói, ít người nghe và càng ít người làm… Thôi thì cổ động cho khí thế cũng còn chấp nhận được, còn những vụ đổ tiền của để trùng tu, tôn tạo thì tốn tiền tỉ nhưng nhiều khi kết quả buồn nhiều hơn vui. . Hôm nọ mình đọc bài thấy nói sẽ thay gạch lát xung quanh Hồ Gươm bằng gạch xanh gì đó tốn chừng 50 tỉ. Theo thiển nghĩ của mình sao mà lãng phí và phản tác dụng đến như vậy. Hà Nội đẹp ở nét cổ kính, ở bề dày lịc sử, ở vẻ thanh lịch vậy mà người ta đổ tiền, đổ của để khoác cho Hà Nội một vẻ đẹp vay mượn, kệch cỡm, chẳng hài hòa.Có phải bây giờ họ mới biết đến năm 2010 là Hà Nội tròn 1000 năm đâu. Vậy mà công trình nào cũng nói: chúng ta đang gấp rút chuẩn bị, gấp rút hoàn thành để chào mừng đại lễ ngàn năm Thăng Long. Hóa ra cái gì cũng nước đến chân mới nhảy. ..Chỉ còn vài tháng nữa là đến Lễ kỷ niệm mà bao nhiêu thứ còn dang dở, còn “trưng cầu ý dân” còn chờ “góp ý”!!! Nhìn người, nhìn ta rồi lại nhìn người mình không khỏi có những so sánh và thầm ao ước: đến bao giờ …. Năm nay Nga sẽ tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm ngày chiến thắng phát xít. Những ngày tháng tư thành phố của họ còn ngập trong tuyết vậy mà chỉ sau có mấy tuần như có bàn tay thần kỳ sắp đạt lại thành phố:Đường phố phong quang, sạch đẹp, các bồn hoa khoe sắc: hoa tuy líp đủ màu, tử đinh hương thơm ngào ngạt, hoa bồ công anh nở vàng trên các thảm cỏ được cắt xén gọn gàng, xanh mướt mắt.Tất cả các hàng rào được sơn sửa như mới, các gốc cây được quét sơn trắng, các biển hiệu được treo bày một cách mỹ thuật.Băng rôn, khẩu hiệu, cờ được trưng lên trang trọng đủ để lòng người phấn chấn, cảm động hòa chung tinh thần ngày lễ của dân tộc.Quảng trường Đỏ uy nghi, lộng lẫy với tháp củ hành, với tháp chuông điện Kremly. Quảng trường rộng thênh thang với nền gạch, đá lát ngả màu thời gian nhưng bền, chắc đã từng ghi dấu oai hùng của những thế hệ trước mà thế hệ sau vẫn giữ gìn, trân trọng. (Chắc họ chả có ý định cậy gạch cũ lát mới nền quảng trường dù họ thừa khả năng kinh tế để thay bằng bất cứ nguyên vật liệu cao cấp, quý hiếm nào). Ngày lễ, họ trang hoàng thành phố của họ đẹp hơn để dân chúng phấn khởi, để khách tới thăm hài lòng , để nâng cao hơn nữa lòng tự hào dân tộc và ý thức người dân.Hòa với niềm vui của bạn, nhớ tới đất nước mình và có chút so sánh chứ không phải là chuộng Tây, nịnh Tây, sùng Tây. Việc ai người đó hoàn thành, mỗi người một nhiệm vụ, một trách nhiệm, trí tuệ và ý thức người dân Nga đã làm nên một thủ đô hoành tráng và đẹp như mơ: Mátxcơ va. (MTV viết bài này 1 phần vì một anh hỏi về ngày lễ và nói rất nhớ Mátxcơ va đó) Mời các bạn xem thêm ảnh ở mục Photos "Moscow những ngày tháng 5":http://muathuvangmos.multiply.com/photos/album/24/MOSCOW_NHUNG_NGAY_THANG_5

22 nhận xét:

  1. Đúng rồi . Việt nam ta cứ hay rùm beng nhg kết qủa lại chả ra sao - Tốn kém quá

    Trả lờiXóa
  2. Ở VN gọi là đầu tư nhân sự kiện từ lâu đã thành nếp tư duy của nhiều người; Sự kiện nghìn năm có một, dù có muộn nhưng có còn hơn không. Đến ngày đại lễ chắc chắn nhiều hạng mục chưa hoàn thành, không sao...Sau đại lễ tiếp tục hoàn thiện...và sẽ có phanh phui một số tiêu cực....Giống như công trình 50 năm chiến thằng Điện Biên Phủ từ 2004 đến bây giờ 2010 là 6 vẫn chưa bàn giao xong công trình tượng đại chiến thắng, công trình này hiện đang thụ lý vụ án tham nhũng chưa xử xong!
    haiiiiiii dzaaaaaa!

    Trả lờiXóa
  3. Haha, vụ này không chỉ riêng nhà cầm quyền, tôn giáo cũng thế, nhà thờ, nhà chùa thi nhau xây to đùng, tượng sơn son thếp vàng đủ kiểu. Có một cái thực tế bây giờ là người ta cố gắng phô trương cái hình thức, còn tâm hồn thì rỗng... Cười nhưng mà rầu!

    Trả lờiXóa
  4. Ở mình toàn tốn hàng bao nhiêu tỉ để tổ chức lễ hội. Nghèo mà bạ chỗ nào cũng lễ hội. Lễ là phu, hội là chính và các màn hát múa tập thể cứ na ná giống nhau và chi tiền cho lễ hội vô tội vạ. Ít ý nghĩa mà tốn kém kinh khủng chị nhỉ.

    Trả lờiXóa
  5. Chán quá anh ạ! Công trình nào cũng bớt xén, chia chác tiền công, đánh trống, bỏ dùi. Chả biết đổ lỗi cho ai????

    Trả lờiXóa
  6. Vâng, những vụ phô trương hình thức thì quá rõ rồi anh a. Chỗ nào cũng "kỷ lục quốc gia" "điểm nhấn" của Lễ Hội. Chùa chiền cũng ko còn thanh tịnh như lòng người thường hướng tới mà đua nhau thu tiền của khách thập phương, mưu cầu cá nhân từ những hòm công đức... ngao ngán!

    Trả lờiXóa
  7. thì 'họ'' phải nhân dịp lễ hội, hội hè để 'đục nước béo cò' chứ...MTV thông cảm cho các bác ở VN đi...

    Trả lờiXóa
  8. Cool chỉ cười góp thôi nhé..hì..hì..
    Nhưng mà có cách nào...hợp thức hóa tiền công thành tiền tư hay hơn thì không nhỉ???? Nếu chưa thì phải cứ phải dụng kế này thôi chứ làm sao :-)))

    Trả lờiXóa
  9. Vâng, 'đục nước béo cò' ai cũng nhìn thấy quá rõ, ko thông cảm cũng có ai làm gì được các bác ấy đâu!!! :-(

    Trả lờiXóa
  10. Họ tận dụng triệt để rồi đấy Cool ạ.

    Trả lờiXóa
  11. đẹp chị nhỉ, như 1 bức traNH, nói chung là càng ngày em càng yêu cí nước Nga này :)

    Trả lờiXóa
  12. Nhớ đài Chiến sĩ Vô danh Moscow, lá cờ, cái nón sắt và ngọn lửa vĩnh cửu nơi ngôi sao, những bông hoa cẩm chướng đỏ...

    Trả lờiXóa
  13. Đẹp như tranh! Hôm nay chị ra vùng ngoại ô Mátxcơva : khung cảnh nên thơ lắm. Cỏ, cây, hoa, lá nhà cửa xen nhau_ nói chung là tuyệt vời...

    Trả lờiXóa
  14. Bạn nhớ như in đó: năm nào cũng có đoàn làm phim tới đó quay phim, chụp ảnh. Mỗi năm hàng triệu triệu người đứng kính cẩn cúi đầu trước Mộ các chiến sỹ Vô Danh. Mối lần đứng đó mình ko khỏi xúc động trước những hy sinh mất mát của người Nga và thực sự cảm phục, biết ơn những người đã chiến đấu và những người đã hy sinh! Cám ơn bạn về bông cẩm chướng đỏ và tình cảm của bạn!

    Trả lờiXóa
  15. Mình thì thích những cảnh bình dị mà có ý nghĩa kỷ niệm thật sự, vì kỷ niệm là mường tượng lại trong tâm trí chứ không phải loa mắt với hiện tại mà.











































































































































     
     

    Trả lờiXóa
  16. Cũng có chút gì đó để so sánh, để ngưỡng mộ nữa. Trên đổ nát hoang tàn người Nga đã kịp xây dựng, thiết kế lại cuộc sống và họ cũng ko quên những gì họ được hưởng từ những hy sinh, mất mát của thế hệ trước!

    Trả lờiXóa
  17. Để DX góp thêm một so sánh khập khiễng nhé. Có một hình ảnh DX ấn tượng mãi ở Quảng trường Đỏ là hình ảnh một đôi bạn trẻ ôm hôn nhau trong ánh chiều tà trông rất là đẹp và thơ. Chẳng hiểu sao cũng là hôn mà nụ hôn của họ khiến mình cảm thấy ngưỡng mộ tình yêu của họ, cảm tình với họ ghê lắm. Trong khi đi vào Bách Thảo hay đi ngang đương Thanh Niên thấy các bạn trẻ nhà mình hôn hít thì mình cứ thấy... thô bỉ, ghê răng thể nào í.

    Trả lờiXóa
  18. Văn hóa phương Đông và phương Tây khác nhau mà, kể cả cách thể hiện tình cảm. Hội nhập chứ ko phải là du nhập tất tần tật, chính vì thế mà "tự nhiên" quá nơi công cộng người khác cảm thấy "chướng mắt". Bạn biết rồi đấy, ngay cả ở đây có phải đôi nào cũng vồ vập, ôm ấp, hôn hít nhau trước mặt mọi người đâu. Đôi nào thể hiện thái quá mọi người cũng khó chịu đấy thôi...

    Trả lờiXóa
  19. So sánh thế để mà bỏ dần đi cái bệnh hình thức, cái bệnh hô khẩu hiểu của dân mình chứ không khập khiểng tẹo nào cả.
    "Sư nói sư phải vải nói vải hay" tức là không ai nghe ai mà chỉ tự nghe mình, chỉ trong khâu phim truyền hình đã thấy quá rõ:
    @ Phim Lý Công Uẩn - đường đến thành Thăng Long được các nhà làm phim tự khen lấy khen để nhưng trăm người trăm chê. Ngay cái tên phim đã sai to rồi. Khi lên đường ra Thăng Long thì LCU đã là vua lý Thái Tổ rồi cơ mà, và Thăng Long trước đó là một trấn sau khi có chiếu dời đô thì Thăng Long là Kinh đô chứ không còn là thành (Thăng Long chưa bào giờ là là thành) nữa. Do đạo diễn Tàu, phục trang Tàu, quay trên đất Tàu nên ông vua Lý Thái Tổ y chang ông Tần thủy Hoàng!!! Các vua Tàu từ ông Tần Thủy Hoàng cho đến các vua nhà Thanh sau này đều đội mủ bình thiên, tại sao vậy? Vì tóc họ búi dựng ngược trên đỉnh đầu buộc cái mủ phải có hình trụ để ôm gọn cái búi tóc ấy. Và trên cùng phải có tấm phẳng nằm ngang (bình thiên) để treo vào hai tấm rèm (trước và sau) cho trang trọng. Vua Việt Nam từ xưa cho đến các vua nhà Nguyễn tóc búi tó củ hành ở phía sau ót, mủ mảng của họ cấu tạo cho lọt được búi tóc sau ót. Vậy mà nay ông Lý Thái Tổ lại đôi mủ ý chang ông Tần Thủy Hoàng với búi tóc dựng ngược. !!!!
    @ Trong phim Thái Sư Trần THủ Độ Thấy có bà Trần thị Dung (nguyên vợ vua Lý Huệ Tông, sau khu trần Thủ Độ thủ tiêu Huệ Tông lại lấy bà này về làm vợ) ngồi đọc sách bẳng thẻ tre xâu lại như đời nhà Chu bên Tàu là hoàn toàn vô lý. VÌ thể kỉ 13 Đại Việt đã có tiền giấy rồi, sao bà này lại còn đọc sách thẻ tre?
    @ Nói cái hình thức, bê tha , cẩu thả của dân Nam ta thì bất tận ngôn . huhhu

    Trả lờiXóa
  20. Bai nay nen post len bao chi ben VN ah chi hihiih noi thiet ( number one )

    Trả lờiXóa
  21. Bạn bè đọc và comment là đủ rồi đó CK! :-)

    Trả lờiXóa