Thứ Hai, 30 tháng 8, 2010

MONG CHỈ CÒN LÀ QUÁ KHỨ

Matxcơva trong lớp khói bụi hôm 7/8

Người dân Matxcơva thường xuyên phải bịt mặt ra đường. Ảnh: AFP.
Một đôi cưới nhau chụp hình trên cây cầu đi bộ ở Matxcơva. Ảnh: AFP.
Matxcơva ở trong tình trạng mù mịt do những các vụ cháy rừng và cháy đầm lầy ở ngoại ô trong gần 12 ngày qua. Ảnh: AFP.
Hôm qua, mức độ ô nhiễm không khí lên đến mức cao nhất trong năm 2010. Ảnh: AFP.
Lượng khí CO trong không khí cao gấp 6,5 mức cao nhất cho phép. Các chất độc khác cũng cao gấp 9 lần mức tiêu chuẩn. Ảnh: AFP.
Lớp khói bụi dày che gần khuất mặt trời ở Matxcơva xế trưa hôm qua. Ảnh: AP.
Cảnh sát đi trên quảng trường Đỏ. Đợt nắng nóng khiến nhiệt độ của thành phố lên hơn 40 độ C, cao nhất trong 100 năm qua. Ảnh: AP.
                                                                                                                      Hải Minh

Người Matxcơva chống nóng

Người dân thủ đô Nga đổ ra sông, hồ, vòi phun nước để hạ nhiệt trong cái nóng kỷ lục hơn 100 năm qua, nhưng có người thích thú tận hưởng điều kiện để có làn da rám nắng.

Thủ đô nước Nga đang hứng chịu đợt nắng nóng kỷ lục trong hơn 100 năm qua. Nhiệt độ trung bình ở Matxcơva hôm qua là 40 độ và đợt nóng này có thể kéo dài thêm ít nhất 5 ngày nữa.
Làn khói dày từ các đám cháy rừng đang bao trùm lên Matxcơva và gây tình trạng báo động về an toàn sức khỏe cho người dân.
Nắng nóng khiến nhiều người dân Matxcơva tìm đến các ao hồ.
Người dân bơi lội ngay cả ở những nơi cắm biển cấm tắm.
Khoảnh khắc lãng mạn của một đôi tình nhân.
Tuy nhiên, cũng có người thích thú với cái nóng khác thường hiện tại và tranh thủ thời gian này để tắm nắng.
Thời tiết khô và nóng nên rất dễ xảy ra cháy. Khói bốc lên từ một đám cháy trong thành phố.
                                                                                                     Trần Quang Sơn (Moscow)

Chủ Nhật, 29 tháng 8, 2010

ẢNH CŨ


tuoi 23UCRAINA 1984 Lục lọi đống giấy tờ cũ MTV tìm thấy mấy tấm ảnh chụp từ ngày xửa, ngày xưa:
1 tấm chụp để dán vào hộ chiếu đã được 30 năm.
 1 tấm chụp với cô bạn cũng là phiên dịch hồi ở UCRAINA cũng đã 26 năm rồi.
Thời gian đã làm mờ những gương mặt trên tấm ảnh nhưng vẫn nhận rõ những ánh mắt, nụ cười trong trẻo của tuổi ngoài đôi mươi. Nhớ cái ngày không cần son phấn vẫn ưa nhìn, đuôi mắt chưa một nếp nhăn, tóc xanh, da trắng mà cuộc đời thì thênh thang phía trước.  
 Bạn bè cũ bây giờ nhắc lại thời còn đi học cứ giật cả mình vì ngày nào còn học bên nhau mà bây giờ con cái đã bằng tuổi mình ngày ấy. Có bạn lấy chồng sớm đã có con trên 30 tuổi rồi. Mấy đứa bạn còn hỏi: Thế V.A bao giờ nghỉ hưu? Và kéo đầu MTV xem tóc đã bạc chưa?
MTV bị thất lạc trong quá trình dọn nhà 1 album ảnh lớn với bao nhiêu là ảnh cá nhân chụp thời ở Liên Xô và ảnh gia đình. May còn sót lai một số nhỏ ảnh  được MTV kẹp trong những cuốn sổ. Ai cũng có 1 thời để nhớ với những kỷ niệm êm đềm, gắn bó từng đoạn đường đời của mỗi người.
Thỉnh thoảng giở từng tấm ảnh như mở xem một cuốn nhật ký được ghi lại bằng hình ảnh. Giở xem rồi lại bâng khuâng nhớ lại một thời đã qua

Đón chào giáo sư Ngô Bảo Châu về Việt Nam.

Chùm ảnh: Đón chào giáo sư Ngô Bảo Châu về Việt Nam Tin ảnh

( 4:08 PM | 28/08/2010 )

Đúng 9h35 sáng nay 28/8, GS Ngô Bảo Châu đã về tới sân bay Nội Bài, Hà Nội. Rạng rỡ cười tươi trong sự đón chào của gia đình, thầy cô giáo, bạn bè, HSSV và báo giới, GS Châu chia sẻ: “Tôi rất hạnh phúc và cảm động trước tình cảm của mọi người”.

Chùm ảnh: Đón chào giáo sư Ngô Bảo Châu về Việt Nam - Tin180.com (Ảnh 1)
GS. Ngô Bảo Châu từ máy bay bước xuống sân bay Nội Bài lúc 9 giờ 40 phút.
Chùm ảnh: Đón chào giáo sư Ngô Bảo Châu về Việt Nam - Tin180.com (Ảnh 2)
GS. Ngô Bảo Châu từ sân bay tiến về phòng khách tại sân bay Nội Bài.
Chùm ảnh: Đón chào giáo sư Ngô Bảo Châu về Việt Nam - Tin180.com (Ảnh 3)
GS. Ngô Bảo Châu chụp ảnh lưu niệm cùng mẹ và người thân.
Chùm ảnh: Đón chào giáo sư Ngô Bảo Châu về Việt Nam - Tin180.com (Ảnh 4)
GS. Ngô Bảo Châu ngồi cạnh vợ cùng các quan chức tại phòng khách.
Chùm ảnh: Đón chào giáo sư Ngô Bảo   Châu về Việt Nam - Tin180.com (Ảnh 5)
GS. Ngô Bảo Châu và vòng vây báo chí.
Chùm ảnh: Đón chào giáo sư Ngô Bảo Châu về Việt Nam - Tin180.com (Ảnh 6)
Con gái của GS. Ngô Bảo Châu, xem hình ảnh của cha mình trên báo.
Chùm ảnh: Đón chào giáo sư Ngô Bảo Châu về Việt Nam - Tin180.com (Ảnh 7)
Cô con gái của GS. Ngô Bảo Châu và vòng tay của người thân.
Chùm ảnh: Đón chào giáo sư Ngô Bảo Châu về Việt Nam - Tin180.com (Ảnh 8)
GS. Ngô Bảo Châu đường hàng xóm đón tiếp nồng hậu.

Hoàng Tuân – Minh Đức
Theo TP

Thứ Tư, 25 tháng 8, 2010

Cá kho.


Photobucket Đã lâu MTV không kho cá. Nhân ngày nghỉ rảnh rỗi nhớ các món cá ngày xưa mẹ vẫn thường kho cho ăn bỗng thấy thèm. Ngày ấy mẹ hay kho cá với lá gừng, gừng tươi, hoặc giềng củ cho thêm chút hạt tiêu. Cá kho đến khô và nhừ,  kho vài lửa đến lúc miếng cá ngả sang màu vàng nâu, xương mềm có thể ăn được, giềng lát dưới đáy nồi mềm, bùi và thơm. Mùi cá, mùi gừng, mùi giềng, tiêu hạt quyện vào nhau chỉ ngửi mùi đã thấy bụng đói cồn cào, thèm được ăn ngay. MTV rẽ vào cửa hàng thực phẩm bên kia đường chọn mua 0.5 kg ớt muối, 0.3 kg dưa chuột muối. Sau khi đã cân, tính tiền bà chủ quầy lại còn tặng thêm cho cà chua muối, dưa chuột muối xổi và nói lịch sự: “mời chị nếm thử!”. Mình cám ơn và chạy qua hàng cá tươi. Mình chọn mua con cá chép tươi 1,5 kg còn bơi tung tăng và bê về nhà chuẩn bị làm món cá kho. Lần này mình muốn kho cá với dưa chuột, ớt và cà chua muối nên ko cho giềng. Dưa chuột, ớt, cà chua, thìa là rửa sạch. Cá chép đánh vẩy, xát muối cho hết nhớt rồi xắt khúc vừa phải cho nhanh ngấm gia vị, mắm muối. Mình xếp dưa chuột, ớt xuống đáy nồi. Đặt cá đã tẩm ướp mắm muối, hạt tiêu lên trên. Sau đó tưới vài thìa dầu ô liu vào rồi cho lên bếp lửa. Vặn nhỏ lửa, cá sôi được một lúc thì thêm nước, đun liu riu cho đến khi nước cạn, cá nhừ bốc mùi thơm là được. Thái thì là rắc vào nồi cá rồi tắt lửa.  Dưa chuột, ớt muối, cà chua, hạt tiêu làm át mùi tanh, làm cá mềm. Nước cá ngấm vào dưa, ớt, cà chua ngon và ngọt. Lấy một đĩa cá nhỏ, xới bát cơm vừa chín tới thì hình ảnh một bữa cơm gia đình đầm ấm hiện ra: các các con tranh nhau nhờ mẹ gỡ cá, đứa đòi miếng cà chua, đứa đòi gắp dưa chuột, vừa ăn vừa xuýt xoa vì cơm nóng, cá và ớt cay cay, còn mẹ ngồi đầu nồi vừa xới cơm vừa cười âu yếm.

Thứ Hai, 23 tháng 8, 2010

Phố phường Hà Nội sau 70 năm

Phố phường Hà Nội sau 70 năm Tin ảnh

( 8:23 AM | 19/08/2010 )

So với trước năm 1945 Hà Nội năm 2010 đã thay đổi khá nhiều, hồ Hoàn Kiếm không còn sen, bãi đất trống trước Văn Miếu nay um tùm cây cối…

Phố phường Hà Nội sau 70 năm - Tin180.com (Ảnh 1)
Cầu Long Biên trước năm 1945. Ảnh: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III.
Phố phường Hà Nội sau 70 năm - Tin180.com (Ảnh 2)
Cầu Long Biên hôm nay. Ảnh: Hoàng Hà.
Phố phường Hà Nội sau 70 năm - Tin180.com (Ảnh 3)
Cầu Thê Húc – Đền Ngọc Sơn bên hồ Hoàn Kiếm trước năm 1945. Ảnh: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III.
Phố phường Hà Nội sau 70 năm - Tin180.com (Ảnh 4)
Phố phường Hà Nội sau 70 năm - Tin180.com (Ảnh 5)
Hiện, cây cối khu vực này mọc ùm tùm, một số khu vực bị thu hẹp. Ảnh: Tiến Dũng.
Phố phường Hà Nội sau 70 năm - Tin180.com (Ảnh 6)
Sen trên hồ Hoàn Kiếm trước năm 1945. Ảnh: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III.
Phố phường Hà Nội sau 70 năm - Tin180.com (Ảnh 7)
Nước hồ Gươm trong xanh, soi bóng tháp rùa, cầu Thê Húc… Ảnh: Tiến Dũng.
Phố phường Hà Nội sau 70 năm - Tin180.com (Ảnh 8)
Ô Quan Chưởng – phố Hàng Chiếu năm 1939. Ảnh: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III.
Phố phường Hà Nội sau 70 năm - Tin180.com (Ảnh 9)
Ô Quan Chưởng tháng 8/2010. Ảnh: Tiến Dũng.
Phố phường Hà Nội sau 70 năm - Tin180.com (Ảnh 10)
Văn Miếu – Quốc Tử Giám năm 1939. Ảnh: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III.
Phố phường Hà Nội sau 70 năm - Tin180.com (Ảnh 11)
Văn Miếu nay đã được tôn tạo. Ảnh: Tiến Dũng.
Phố phường Hà Nội sau 70 năm - Tin180.com (Ảnh 12)
Chùa Một Cột năm 1939. Ảnh: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III.
Phố phường Hà Nội sau 70 năm - Tin180.com (Ảnh 13)
Chùa Một Cột chụp tháng 8/2010. Ảnh: Tiến Dũng.

Tiến Dũng
(theo vnexpress)

Thứ Bảy, 21 tháng 8, 2010

Có phải em là mùa thu Hà Nội


Photobucket

Em sinh ra vào 1 ngày thu Hà Nội nên được bố mẹ đặt tên là Thu Hà. Ngày nhỏ, em gầy nhưng cao nên cả nhà gọi em là Sếu vườn. Em là đứa út ít nên được nuông chiều nhất. Hiểu được điều đó nên em nhõng nhẽo, hay hờn dỗi mọi người.
 Nhớ hồi Mỹ ném bom Hà Nội mấy anh chị em được mẹ cho sơ tán về quê. Lúc đó em mới chừng hơn 5 tuổi: nhỏ bé, yếu ớt. Những lúc đi chơi em thường được tôi cõng trên lưng. Có bánh kẹo, hoa quả, quà cáp bao giờ em cũng được nhiều hơn và ngon hơn. Em luôn thích có số dư vì biết chắc sẽ được thêm phần đó. Đến tuổi vào lớp vỡ lòng mấy chị em dỗ mãi em mới chịu đến lớp. Nhưng trong lớp em chỉ ngồi im, không chịu viết và không đọc chữ theo thầy. Thầy giáo đành dạy riêng em vào giờ ra chơi và ngoài giờ. Những ngày nắng ráo thì chị đưa hoặc em tự theo bạn đến lớp. Những ngày mưa, đường bùn trơn thầy đề nghị được cõng em đến lớp và cõng em về. Thật cảm động và đẹp làm sao tấm lòng, tình cảm của thầy giáo dành cho em. Có lẽ thầy là tấm gương, là ánh sáng mà em không bao giờ để tắt trong cuộc đời dạy học của em sau này…
Chị em chúng tôi luôn quấn quýt, nhường nhịn nhau tuy đôi lúc cũng cốc đầu em khi nó quá bướng. Em có thói quen thích ngồi lòng tôi mỗi khi chuyện trò rảnh rỗi kể cả khi em đã 15-16 tuổi. Khách khứa đến chơi nhà rất ngạc nhiên vì thấy em lớn tướng mà ngồi gọn trong lòng chị. Một lần em bị đau bụng, nghi bị ruột thừa có thể phải mổ. Chị gái tôi mếu máo nói với bác sỹ: “Bác sỹ ơi, cứu em cháu với, nhà cháu chỉ có mỗi mình nó là con út” làm cho mọi người có mặt đều bật cười vì làm gì nhà nào có 2 con út!
Ngày tôi học ở Liên Xô học bổng được 90 rúp/ tháng. Tôi cố gắng chi tiêu hợp lý để dư ra chút ít mua quà cho người thân. Có lần vừa lĩnh học bổng xong thì bạn rủ đi cửa hàng. Chúng tôi nhìn thấy có áo khoác lửng màu đỏ rất đẹp, giá của nó đúng bằng 1 tháng học bổng. Cả hai đứa rủ nhau mua. Tôi cũng thích chiếc áo đó lắm vì tuổi đôi mươi khoác áo đỏ, má hây hây, mắt sáng long lanh ai mà chả mê. Nghĩ đến em gái tôi để dành tặng em chứ không mặc. Sau đó tôi còn tìm mua cho em 1 cái khăn quàng màu đỏ có đan xen những sợi kim tuyến màu trắng. Khăn, áo làm cho em tôi xinh xắn, nổi bật trong tiết trời đông Việt Nam.
Rồi cũng đến ngày tôi tất bật xen lẫn lo âu chở em đến trường Trưng Vương dự thi đại học. Tôi nhấp nhỏm không yên trong suốt giờ em vào thi. Rồi tiếp theo là những ngày hồi hộp cùng em chờ kết quả. Với số điểm đạt được em đủ tiêu chuẩn vào sư phạm và đại học ngoại ngữ. Đua theo tôi, em cũng thích ngoại ngữ và cũng có năng khiếu nhưng họ không cho chuyển trường với lý do là không xét nguyện vọng 2. Sau những đắn đo và buồn em “đành” chấp nhận theo học nghề giáo.
 Thấm thoắt đến tuổi em lấy chồng rồi sinh con. Nghe tin em sinh con trai mẹ tròn, con vuông tôi xin cơ quan cho nghỉ sớm rồi phóng ngay xe đến bệnh viện. Em mới sinh, sữa chưa về tôi lại là người cho cháu bú (khi đó tôi mới sinh con được 6 tháng). Cách đây mấy năm thằng bé ngày ấy đã đỗ vào trường đại học y Hà Nội với số điểm cao và được đăng tên trên báo. Nghe tin đó tôi cảm thấy sung sướng đến nghẹn ngào.
Em làm dâu trong 1 gia đình có 5 anh em trai. Mẹ chồng quý em như con gái và ở cùng với gia đình nhỏ của em, trông nom, chăm sóc cháu để các con yên tâm làm việc. Mấy chục năm sống cùng mẹ chồng tôi chưa 1 lần nghe em than thở hoặc nói không hay về mẹ chồng. Về nhà mẹ đẻ ngày lễ Tết em không quên mang quà về cho bà nội các con ở nhà. Nhìn vào nết ăn, nết ở của em gái tôi cảm thấy hài lòng về  em gái mình. Đảm đang, biết lo toan nuôi dạy con cái, thu vén gia đình, yêu chồng, thương con là những đức tính được ở em. Mới gần đây con trai em tâm sự với tôi: “Mẹ cháu cũng đảm đang, chăm chỉ, hết lòng vì con cái, gia đình giống hệt bà ngoại bác ạ” khiến tôi mát cả lòng!
Những thành công của em dù rất nhỏ chúng tôi cũng kịp thời chia sẻ để em phấn chấn hơn. Ngày em đi thi “Giáo viên tài năng duyên dáng” tôi cũng rủ chị gái xin nghỉ làm đến dự động viên, cổ vũ em. Chồng em cũng biết khen ngợi, chăm sóc, giúp đỡ vợ. Em rể tốt nghiệp đại học bách khoa nên cũng kèm thêm được con cái trong việc học hành. Những đóng góp, sự tận tụy và nỗ lực của em được xã hội và gia đình ghi nhận – như thế cũng là hạnh phúc. Trong lòng tôi lúc nào cũng nguyện cầu cho cuộc đời em được yên ả, hạnh phúc. Niềm vui của em cũng là niềm vui chung của gia đình. Vài dòng về em trước sinh nhật như những cái ôm thân thiết của tình ruột thịt. Có thể trong con mắt chị em đẹp, em tốt hơn ngoài đời nhưng chị tin rằng em cũng gần được như thế. “Có phải em là mùa thu Hà Nội?” chị tìm thấy 1 câu hát rất hợp với em đấy, em gái ạ.